1. Contactor (Khởi động từ)
Contactor làm nhiệm vụ chuyển đổi mạch điện. Khí cụ này được điều khiển bởi dòng điện thấp hơn đáng kể so với dòng điện mà nó cắt. Contactor ra đời với nhiều hình dạng và công suất cũng như nhiệm vụ khác nhau cùng dải hoạt động kéo dài từ một vài Ampe đến hàng ngàn Ampe nhờ thế contactor thường được ứng ụng để điều khiển động cơ điện, hệ thống sưởi, tự điện, hệ thống chiếu sáng,…
1.1. Cấu tạo
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: nam châm điện, hệ thống dập hồ quang, hệ thông tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ).
1.1.1 Nam châm điện
Nam châm điện gồm 4 thành phần: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, Lõi sắt, Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.
1.1.2 Hệ thống dập hồ quang:
Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.
1.1.3 Hệ thống tiếp điểm
Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm thành hai loại:
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.
- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.
1.2 Nguyên lý hoạt động
Contactor được hoạt động theo nguyên lý sau: Khi cấp điện cho contactor sẽ xuất hiện dòng điện chạy qua nam châm điện, cùng lúc này sẽ sinh ra một từ trường, từ trường này sẽ hút lõi di động trong contactor làm cho điện áp tăng và lõi kim loại tiến vào cuộn dây. Tại thời điêm này tiếp điểm động sẽ được nam châm điện cố định lại với nhau.
Ngược lại, khi contactor bị cắt điện, cuộn hút của bộ phận nam châm điện chưa được cấp điện, lò xo kéo lõi thép động cách xa lõi thép tĩnh. Các bộ phận tiếp điểm ở trạng thái mở, cặp tiếp điểm thường đóng của tiếp điểm phụ ở trạng thái đóng.
3. Ứng dụng
Contactor được ứng ụng trong điều khiển ánh sáng lớn tại công trình công nghiệp, tại các tòa nhà văn phòng hoặc cửa hàng.
Đối với khởi động từ, contactor là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Contactor hoạt động một mình không phục vụ cắt dòng điện khi có sự cố. Nhưng khi kết hợp cùng khởi động từ giúp bảo vệ mạch điện, cắt dòng sụt áp, quá tải.
4. Sơ đồ đấu nối
- Chọn loại Contactor có cổng điều khiển điện áp 220V AC.
- Nối nguồn điện âm (N) sẽ nối trực tiếp vào cổng (A1) của Contactor.
- Nối đầu ra dương (L) OUT1 của công tắc vào cổng (A2) của Contactor.
- Hoạt động:
- Nếu công tắc bật thì sẽ cấp nguồn điều khiển Contactor sẽ nối nguồn.
- Nếu công tắc tắt thì sẽ không có nguồn cho Contactor sẽ ngắt.
Lưu ý:
- Trường hợp Contactor có nối tiếp với Cảm biến quá nhiệt thì thợ điện sẽ tự biết cách lắp đặt các dây tín hiệu giữa contactor và Cảm biến nhiệt.
- Loại K Contactor (khởi động từ K) là dùng điều khiển động cơ.
Các cặp: 21 NC, 22NC và 13 NO và 14 NO gọi là tiếp điểm phụ